NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2025) VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5!
DANH MỤC CHÍNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 32
Số lượt truy cập: 3669020
QUANG CÁO
BÀI PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 01 NĂM 2021 3/10/2021 9:59:12 AM
Đây là chương trình phát thanh măng non của Liên đội trường PTDTBT Tiểu học Kim Thủy. Các bạn thân mến! Mở đầu chương trình phát thanh măng non hôm nay xin mời các bạn cùng nghe bài hát chủ điểm tháng “Chúng em là thế giới ngày mai”. Như vậy, một học kỳ đã trôi qua, năm mới 2021 đã đến. Ban phát thanh chúc các bạn một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và học tập ngày tiến bộ, gặt hái được nhiều thành công trong học kỳ 2 này nhé!

Các bạn thân mến! Mùa xuân có được bao giờ, đó là nhờ ơn của Đảng ta đã sáng suốt lãnh đạo nhân dân đấu tranh đánh đuổi kẻ thù đem lại thanh bình cho đất nước và đó cũng là mùa xuân vĩnh cữu. - Vâng ! đó cũng là thông điệp về chủ điểm của tháng này đó các bạn ạ, chủ điểm của tháng này là “Hội hoa học tốt, mừng xuân mới”. Hy vọng các bạn sẽ gặt hái thật nhiều những bông hoa điểm mười để dâng tặng cha mẹ trong dịp xuân về và làm vui lòng thầy cô các bạn nhé. Và bây giờ mời các bạn cùng điểm lại một số hoạt động của liên đội ta trong học kỳ một này nhé 

Vừa qua chúng ta đã trải qua kỳ thi học kỳ I, qua đó cho thấy được những kết quả cùng với sự cố gắng trong học tập của các bạn. Các hoạt động khác còn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao do thời tiết mưa gió, bão lũ kéo dài. Vì vậy, đề nghị các bạn trong ban chỉ huy các chi đội hãy tích cực hơn và đôn đốc, theo dõi các bạn mình thực hiện tốt để nề nếp học tập và sinh hoạt của toàn trường ngày càng tốt hơn. Và từ đó xây dựng chi đội, liên đội vững mạnh hơn các bạn nhé!.

Các bạn thân mến!

 Hôm nay, măng non muốn chia sẻ với các bạn cùng biết về phong tục đón năm mới của bà con dân tộc BRuVân Kiều

Tết đến từng làng sớm muộn khác nhau, nhưng đều vào thời gian sau kì tuốt lúa tháng 10 âm. Họ căn cứ vào mặt trăng để định ra các ngày và tên ngày trong tháng. Quan niệm có những ngày tốt (nhất là mùng 4,7,9) và những ngày xấu  (nhất là 30 và mùng 1). Mỗi năm, lịch nông nghiệp Bru - Vân Kiều gồm 10 tháng, tiếp đến thời kì nghỉ ngơi, chơi bời trước khi bước vào mùa rẫy mới.

Giống như phong tục chạp mã người Kinh, giáp tết (ngày 28 âm lịch) người Vân Kiều khắp các bản làng sống trên dải Trường Sơn đều tề tựu về khu nhà mồ đồng bào mình để cúng tổ tiên. Trước mộ phần ông bà, già làng cùng với chủ hộ thắp hương kính báo Giàng và ma nhà về hoa lợi trồng được trong năm qua, so với năm trước có được mùa hơn hay không. Sau đó họ sẽ khấn vái cầu mong thú dữ không còn phá hoại, mùa màng năm mới bội thu. Cuối cùng, toàn thể đồng bào thành kính cúi lạy mời Giàng và tổ tiên về từng nhà ăn tết.

       Bên cạnh ảnh thờ Bác Hồ đặt giữa trung tâm gian thờ, gần Tết cổ truyền người Vân Kiều còn trang hoàng sặc sỡ bàn thờ ma nhà và bàn thờ thổ công bằng những tấm vải đỏ mới tinh. Theo họ, màu đỏ biểu trưng cho quyền uy và may mắn, nhà nào trang trí bàn thờ như thế mới có hiếu với tổ tiên, mới được ma nhà chiếu cố về chơi xuân ăn tết. Sáng ngày 30 Tết, tiếng giã nếp làm bánh tết ầm vang cả núi rừng, cùng với đó mỗi nhà sẽ mổ một con lợn, xương, nạc và mỡ được để riêng để chế biến thành những món ăn, bánh trái truyền thống. Mâm cỗ ngày Tết người Vân Kiều đặt lên bàn thờ phải có bánh Acoắt, Aduh, 1 vò rượi cần, rượu đoác cùng bánh chưng, bánh đòn, mứt tết.

     Tảng sáng ngày mùng 1 Tết, chủ gia đình địu trên lưng cái ống lồ ô xuống khe lấy nước về cho gia đình, sau đó mỗi thành viên uống một ngụm rồi mới rửa tay chân, mặt mũi. Người Vân Kiều cho rằng những giọt nước mới đầu năm sẽ mang lại may mắn cho họ, đó chính là lộc đất trời mà ai cũng phải hứng lấy. Gia đình nào không đi hái lộc mới trong ngày đầu năm thì cả năm sẽ xui xẻo, chăn nuôi thất bại, trồng trọt không nẩy mầm. Buổi sáng đầu năm mới, người Vân Kiều kiêng cữ sang bản khác chơi, kể cả anh em họ hàng vì họ quan niệm xông đất mà không hợp tuổi thì không nên, hơn nữa người nào ra khỏi nhà để tới nhà người khác thời điểm này thì bao nhiêu của cải trong nhà mình sẽ theo đó mà biến mất. Bởi vậy, chiều đến bà con mới xuống khỏi nhà sàn bắt đầu đi chúc tết. Khách và chủ chào nhau bằng những làn điệu dân ca truyền thống Tà oải, Pờ Oát, Xơ nớt, bên mâm cỗ và những vò rượu cần đầy ắp họ cùng khề khà hát về chủ đề cầu chúc năm mới sức khỏe, nương rẫy tốt tươi, gió mưa thuận hòa. Đây là dịp các cụ cao niên, già làng, trưởng bản răn dạy con cháu năm nay tu chí làm ăn, trung kiên với Đảng, dựng xây bản làng ngày càng khởi sắc.

      Ngày đầu năm cũng là thời khắc quý giá để gái trai đến tuổi cập kê hẹn hò, kết ước. Họ rủ nhau tới một khoảnh sân rộng rãi, đốt lửa lên rồi nam, nữ đứng đối diện nhau, đối đáp những khúc dân ca Tà oải, Pờ Oát, Xơ nớt. Nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều được huy động tối đa, mỗi người biết sử dụng một thứ, người này thì kèn khui, pi (sáo), tù và, còn người kia gõ trống, thanh la, chiêng núm. Bản làng như chưa bao giờ tươi vui, yên ấm đến vậy. Những câu hát giao duyên có thể là những lời hoa mỹ “em ơi, em đẹp như đóa lan rừng, ước gì anh với em được gắn bó tất giao, anh nguyện chăm bẵm em suốt cả cuộc đời”, cũng có thể đó là lời dỗi hờn, trách móc “anh đã lừa gạt em, nướt mắt em âm thầm rơi xuống đêm vì duyên mình bạc bẽo”. Lời ca tiếng hát cứ thế cất lên suốt sáng thâu đêm.

     Cũng theo quan niệm của người Vân Kiều, ngày mùng 3 Tết là ngày thả ma về rừng, sau khi ông bà tổ tiên về đoàn tụ ăn tết. Ai cũng sẽ gặp ma, chứng kiến những điều không may nếu đi ra khỏi nhà trong ngày này. Ngay hôm sau, khăn vải và lễ vật trên bàn thờ sẽ được dỡ xuống, kết thúc 3 ngày tết trong hoan hỉ và kiêng kỵ nghiêm ngặt.

     Phong tục đón Tết Nguyên đán đã góp phần gìn giữ bề dày bản sắc của người Vân Kiều, tiệm tiến giao thoa văn hóa giữa miền ngược với miền xuôi mà không đánh rơi bản sắc

Phạm Thị Nhung
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Đỗ Văn Mỹ - HT - 0918240369 
Đỗ Thị Kim Liên-Admin-0823419897 
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0123.8741930