NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2025) VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5!
DANH MỤC CHÍNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 8
Số lượt truy cập: 3651322
QUANG CÁO
BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 6/2020: PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS ZIKA VÀ SỐT XUẤT HUYẾT 6/6/2020 7:10:22 AM
Kính thưa: Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo và các em học sinh thân mến! Hiện nay dịch bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết (SXH) đang hoành hành ở nhiều nơi trên cả nước. Trước tình hình cấp bách về diễn tiến dịch bệnh do virus Zika gây ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, Tại Việt Nam đã phát hiện 01 trường hợp dương tính với vi rút Zika đầu tiên tại TP.Đà Nẵng, Nhưng với mức độ nguy hiểm cũng như mức độ và cơ chế lây lan của dịch bệnh này, rất có thể nó lây lan nhanh. Vì vậy hơn lúc nào khác, các em cần phải nhanh chóng trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết để có thể phòng tránh hiệu quả nhất. Để việc chủ động phòng chống bệnh là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng các phương pháp phòng bệnh do Virus Zika theo khuyến nghị của Bộ y tế.


 1.jpg

 

1. Bệnh do vi rút Zika là gì?

- Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây từ người bệnh sang người lành do muỗi vằn đốt/ chích và có thể gây thành dịch.

- Bệnh thường diễn biến lành tính, hiếm gặp những ca bệnh nặng và tử vong.

- Vi rút Zika có thể gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai.

- Trẻ bị chứng đầu nhỏ thường chậm phát triển trí tuệ, thể chất và gây biến dạng khuôn mặt...

 2. Bệnh lây truyền như thế nào ?

Lây truyền chủ yếu qua đường muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt. Vi rút truyền qua các đường: Muỗi đốt, tình dục, đường máu, từ mẹ sang con. Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 12 ngày.

                            

2.jpg


3. Bệnh có biểu hiện như thế nào?

Khoảng 60% đến 80% các trường hợp nhiễm vi rút Zika không biểu hiện.

- Sốt

- Ban dát sần trên da

- Đau đầu, mỏi cơ khớp

- Viêm kết mạc mắt ( đỏ mắt, chảy nước mắt)

- Có thể có những biến chứng về thần kinh: Viêm màng não, chứng đầu nhỏ ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm vi rút trong thời kỳ mang thai.

4. Phụ nữ có thai và dự định có thai cần làm gì để phòng bệnh do vi rút zika?

- Không đến các quốc gia đang có dịch khi không cần thiết

- Nếu phải đến các khu vực có dịch cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm vi rút zika theo hướng dẫn của cán bô y tế.

- Sau khi về từ các khu vực có dịch cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm phát hiện sớm các yếu tố lây nhiễm.

- Chủ động áp dụng biện pháp chống muỗi đốt và tham gia các hoạt động diệt muỗi và lăng quăng/bọ gậy tại cộng đồng.

5. Làm thế nào để phòng bệnh do vi rút Zika?

          Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt.

- Thả cá vào tất cả các dụng cụ chứa nước trong nhà

- Đậy kín các dụng cụ chứa nước, thay nước, vệ sinh bên trong dụng cụ chứa nước ít nhất 1 lần/ tuần.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Lật úp các dụng cụ chứa nước hoặc có thể chứa nước khi không dùng đến

- Thay nước lọ hoa/bình bông ít nhất 1 lần/tuần

- Bỏ muối hoặc dầu ăn vào bát kê chân chạn

- Quét dọn và kiểm tra định kỳ máng dẫn nước

- Đốt hương muỗi, sử dụng bình xịt, máy/vợt diệt muỗi...

- Ngủ màn kể cả ban ngày, dùng màn/rèm che cửa sổ

- Mặc quần áo dài tay, có thể sử dụng thuốc xua muỗi bôi/thoa vào vùng da hở

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch


3.jpg

4.jpg



Khi phát hiện mình hoặc người thân có những triệu chứng trên thì cần phải đến khám và phát hiện kịp thời bệnh tại các trung tâm y tế gần nhất để tránh lây lan rộng hơn.                 

Mong rằng  những kiến thức trên có thể giúp cho quý thầy cô giáo và các em hiểu rõ hơn về dịch bệnh do virus Zika và SXH, từ đó có các biện pháp phòng tránh cho bản thân và cho cộng đồng.

Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô giáo và các em một sức khỏe dồi dào và có một tuần học bổ ích.

 

 

           PHÓ HIỆU TRƯỞNG                                     CÁN BỘ Y TẾ

                                                                                     

           

            Đỗ Thị Hồng Huế                                                  Trương Thị Quỳnh

 

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Đỗ Văn Mỹ - HT - 0918240369 
Đỗ Thị Kim Liên-Admin-0823419897 
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0123.8741930