CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2025) VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5!
DANH MỤC CHÍNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 30
Số lượt truy cập: 3534653
QUANG CÁO
Dân tộc Vân Kiều ở vùng cao huyện Lệ Thủy 10/6/2015 8:33:23 PM
Người miền núi Quảng Bình nhất là huyện Minh Hóa có nhiều tộc người. Riêng vùng hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy chỉ có dân tộc Vân Kiền từ xã Vĩnh Ô (Quảng Trị) ra, từ làng Ho (nam Lệ Thủy) xuống. Trong kháng chiến chống Pháp đến nay, bà con ở quanh quẩn từ Cồn Cùng đến vùng Chịnh gần khe nước khoáng Bang. Từ xóm Cầu ra bản Cây Bông, từ Vũng Bùn, Đá Đen, Trầm Đoong ra đường 15 phía ngoài Thác Cóc. Tất cả vùng nam Lệ Thủy ấy có khoảng 30 gia đình gộp lại thành xã Hàm Nghi xưa nay là xã Kim Thủy.

Ở phía bắc huyện từ Khe Giữa đến bản Son đi lên 2 km có làng Tăng-ki-xa-khía gần đường 22 (tây Trường Sơn) đi vào làng Ho khoảng 8 km; đi ra xã Trường Sơn (Quảng Ninh) 7 km. Từ Khe Giữa đi dần về xuôi ở vùng đại thủy nông Cẩm Ly, bà con dân tộc Vân Kiều quy tụ vào đây khá nhiều. Cả hai vùng Khe Giữa, Cẩm Ly có khoảng 30 gia đình hình thành ra xã Đình Phùng nay là hai xã Lâm Thủy và Ngân Thủy (Hiện nay ba xã nói trên có gần 800 hộ gia đình và gần 3000 nhân khẩu).

Van Kieu 2.JPEG 

Hình ảnh về cảnh sinh hoạt của bà con bên khe suối

1. Đời sống: Trước năm 1945, đồng bào sống du kênh du cư, quanh năm dựa vào rừng xanh với lối canh tác cốt, đốt, trỉa. Mỗi vùng rẫy của mỗi gia đình rộng trên dưới 1-2 ha. Rẫy rộng hẹp tùy thuộc vào số lao động của mỗi gia đình. Trong rẫy có đủ loại cây trồng từ lúa đến bo bo, cà, kiệu, sắn (củ mì) là thứ được trồng đại trà. Nhờ có lớp tro rất dày và đất xốp, cây trồng cứ thế lên xanh mặc mưa ngàn gió núi và nắng lửa. Không cần làm cỏ, bón phân mà vẫn có ăn. Cái khó của rẫy là phải dày công đào hào chung quanh vùa đơm thú rừng lấy thịt vừa ngăn chúng phá hoại.

Tuy nhiên, do đời sống tách biệt với miền xuôi và ngay trong mỗi bản thì mỗi nhà một đồi với cung cách làm ăn từ ngàn xưa để lại không mấy thay đổi nên lạc hậu vẫn cứ lạc hậu. Khi ốm đau thì không cần thuốc thang, họ chỉ tin vào thầy mo cúng bái.

Tính cách của người Vân Kiều thật thà chất phác, cần cù tiết kiệm, khéo tay hay làm, nhân hậu bao dung, căm thù kẻ địch đến cướp phá. Với cha con, anh em thì hiếu để, với bạn bè thì tin tưởng, với vợ chồng thì thủy chung son sắt, tuyệt đối trung với Đảng, Bác Hồ. Khi anh chết, em đưa cháu về nuôi và chị dâu cũng đưa về nuôi làm vợ (tục nối dây). Cách nghĩ của họ thật đơn giản: “Bếp mình để gà ai bươi”. Gia đình nói chung là êm đẹp do người chồng biết ăn ở cân phân và người vợ cũng biết thân phận mình.

Do chế độ phong kiến áp bức, chế độ tù trưởng hà khắc; do tập tục ăn ở lạc hậu nên cuộc sống của bà con quá kham khổ. Họ ăn khoai sắn trừ cơm, uống nước lã không nấu, ngủ màn trời chiếu đất, ngày đêm làm bạn với muỗi rừng, sên vắt nên đời sống mòn mỏi, nạn hữu sinh vô dưỡng tràn lan, đẻ 5 con chỉ nuôi được một hai đứa. Vì vậy dân số chửng lại không phát triển.

Cách mạng tháng tám thành công, ánh sáng của Đảng Bác Hồ đã rọi khắp buôn làng dân tộc Vân Kiều. Cuộc sống của họ dần dần được định canh định cư. Nhiều bản làng miền núi đã hướng về miền xuôi. Có vùng như bản Cây Bông, bản Cây Khế ở phía nam, bản Cẩm Ly ở phía bắc nhà cửa khang trang, tường xây ngói đỏ. Trường học về tận bản mang cái chử đến cho con em dân tộc Vân Kiều các bản ở xa, con em về ở khu nội trú ăn ở tập trung. Từ năm 1993 trở về sau, huyện thành lập trường dân tộc nội trú tại xã Mai Thủy đã thu hút nhiều học sinh dân tộc Vân Kiều từ ba xã Lâm Thủy, Ngân Thủy và Kim Thủy.

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bà con dân tộc Vân Kiều một lòng một dạ đi theo cách mạng. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, khi kê khai danh sách cử tri trong kỳ bầu cử quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa đầu tiên, bà con Vân Kiều không có họ nên lấy họ Hồ của chủ tịch Hồ Chí Minh làm họ của mình. Ngày 16 tháng 6 năm 1957, Bác Hồ vào thăm Quảng Bình. Đồng chí Hồ Đuồng - Bí thư kiêm chủ tịch xã Hàm Nghi được tham gia trong đoàn đại biểu huyện Lệ Thủy về thăm Bác Hồ tại Đồng Hới. Đồng chí xin phép được gặp Bác để báo cáo với Người về việc người Vân Kiều tự tiện lấy họ Hồ làm họ cho dân tộc mình. Bác rưng rưng xúc động và đông ý việc làm đầy tình nghĩa của bà con đối với Bác.

Những năm dài kháng chiến, người miền núi huyện Lệ Thủy không từ nan một việc gì khi tổ quốc cần. Bà con Vân Kiều không tiếc máu xương chiến đấu và phục vụ chiến đấu đóng góp công sức cùng quân dân cả nước bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh.

2. Phong tục tập quán:

- Tục nối dây: Anh chết để lại vợ cho em lấy, để con lại cho em nuôi.

- Tục cà răng, căng tai: Tục này có từ xưa khi trẻ con còn thơ, dùng đá nhám cà răng trẻ mòn sát tận chu. Tai con gái không chỉ xâu một lổ nhỏ để đeo hoa tai trang điểm như người Kinh mà căng rộng ra trong rất kì dị không chỉ xấu về hình thức mà đau đớn về thể xác. Có trường hợp nhiểm trùng uốn ván gây chết người. May thay, tục cà răng, căng tai đã không còn.

- Tục cúng bái tế lễ: Người Vân Kiều không cúng cha mẹ theo ngày mất vì không nhớ ngày nhưng bên góc nhà treo cao có oi, giỏ trang trí hoa lá, có thắp hương khấn vái ông bà.

Đối với con cũng không nhớ ngày sinh để làm lễ sinh nhật. Muốn kể tuổi con, tuổi cha mẹ cứ nhớ tên ấy đã qua mấy mùa rẫy.

Người Vân Kiều đặc biệt quan tâm đến cúng quảy, ma mót, ông bà tiên tổ, những người có công (thần thánh) với những lễ hội trang nghiêm có khi cúng rất to gồm: trâu bò quay, có xôi từng nôống, có rượu từng chum, từng vò. Khi tế lễ có kèn, trống, chiêng múa hát tưng bừng. Ngoài lễ vật bình thường, bà con chú ý đến đầu con càng nhiều càng quý. Cứ mỗi đầu con là một mạng sinh vật. Do suy nghĩ vậy nên có khi có nhà cúng đến vài chục con gà con mới hú đuôi tôm trong một lễ.

- Ma chay: Ngày xưa khi có cha mẹ chết thì con cháu bó xác người thân vào một chiếc chiếu cột thẳng theo một thanh gổ dài rồi hai người khiêng hai đầu đưa ra rừng chôn. Đắp mộ xong là phó thác cho núi rừng. Làm rẫy ở vùng nào thì chôn cất người thân ở vùng đó chứ không có một nghĩa trang nhất định. Dần dần, cuộc sống ổn định mới có săng ván ghép lại làm áo quan. Thậm chí bà con còn khoét những khúc gỗ rất to, rất quý để đưa thi thể người thân vào một cách trang trọng tôn nghiêm.

- Tục đi sim: (Từ sim có lẻ xuất phát đi ra đồi sim). Trai, gái đến tuổi dậy thì là biết đi sim. Khác với miền xuôi. Ngày xưa “nam nữ thọ thọ bất thân” trai gái cấm kị không được gần nhau, thân mật như vợ chồng. Đến khi dựng vợ gả chồng thì việc quan hệ nam nữ có phần khá hơn. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, trai gái Vân Kiều quan hệ không chút dè dặt e ấp. Họ kéo nhau ra đồi sim hẹn hò chỉ thề non núi, đầu thì trăng gió sau ra mây mưa mà không để lại một hệ lụy, thiệt thòi gì cho đời người con gái.

Nhờ đâu mà người con gái Vân Kiều có vẻ văn minh như các nước Âu - Mỹ? Là nhờ trước khi đi sim, người con gái Vân Kiều đã được mẹ trao cho một nắm lá rừng làm vật “bảo bối”. Đã có thứ “bảo bối” đó ngậm vào miệng thì dù có “gần gũi” với con trai cũng không có vấn đề gì xãy ra nhưng nó chỉ ngậm chứ không nhai nuốt. Nuốt vào bụng thứ lá ấy sẽ triệt sản suốt đời. Rừng núi Trường Sơn có thứ lá độc đáo ấy thật là tuyệt. Người dân miền núi giữ kín nó một cách tuyệt đối từ đời này sang đời khác. Đó là bản sắc văn hóa độc đáo, độc nhất vô nhị của người dân miền núi Lệ Thủy (Quảng Bình).

BBT

                                                                                 







HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Đỗ Văn Mỹ - HT - 0918240369 
Đỗ Thị Kim Liên-Admin-0823419897 
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0123.8741930